Giáo dục kiến thức xã hội

Sở hữu nguồn gốc của sự sáng tạo không ngừng. Kiến thức xã hội - nguồn gốc của tri thức

Tri thức là nguồn gốc cần thiết để sáng tạo ra cái gì đó mới mẻ. DHU đào tạo những nhân tài có sức sáng tạo không ngừng, tích lũy "ngăn kéo tri thức", học về văn hóa, lịch sử, là cách khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên.

Đặc trưng của chương trình học

1. Các giờ học bắt đầu từ năm thứ 2, khi sinh viên đã bắt đầu cảm nhận được sự cần thiết của việc học kiến thức xã hội.

Những môn học về kiến thức xã hội mà bình thường được học vào năm 1, năm 2 thì sẽ được học từ năm 2 đến năm 4 ở trường DHU. Lý do là vì đây là thời kỳ tự bản thân sinh viên sẽ cảm nhận được sự cần thiết của việc có kiến thức tổng quát khi đang cố gắng hoàn thành các bài tập chế tác trên lớp. Khi cảm nhận được sự cần thiết của việc bổ sung kiến thức và cách suy nghĩ về các sự kiện lịch sử, hay sự thấu hiểu tính đa dạng, sinh viên sẽ nắm vững và sâu sắc hơn những kiến thức này. Không những thế còn có ý thức để tìm hiểu sâu và kỹ hơn nữa. Khi bản thân có được ý thức trau dồi và bổ sung kiến thức cho mình một cách tích cực thì năng lực sáng tạo cũng sẽ tăng cao. Những môn học văn hóa cũng là vì mục tiêu đó mà được mở ra.

2. Vì sinh viên có thể học nhiều môn trong một thời gian ngắn, nên số lượng ý tưởng cũng vì thế mà tăng lên.

Lịch sử và văn hóa, khoa học tự nhiên, tôn giáo, pháp luật,.. những "ngăn kéo tri thức" để kết nối với năng lực thể hiện, có bao nhiêu cũng không bao giờ là đủ. Các môn học văn hóa ở DHU được biên soạn từ những gì thiết yếu nhất của các môn học chuyên ngành. Hơn thế trường dành nhiều công sức để có thể giảng dạy những kiến thức đó trong thời gian ngắn. Nhờ vào chế độ một năm 4 học kỳ, 1 học kỳ 8 buổi, sinh viên có thể học nhiều môn và mở rộng tri thức về nhiều lĩnh vực. Từ cách học này sinh viên sẽ biết cách nhìn nhận sự vật sự việc qua nhiều góc độ khác nhau, và việc nuôi dưỡng thế giới quan của riêng mình, điều rất có lợi cho công việc sáng tạo trong tương lai.

3. Chuyên ngành học đánh thức sự ham học hỏi và nội dung gắn kết giúp nâng cao mong muốn học tập.

Cùng một đối tượng "văn hóa", cách tiếp cận môn học văn hóa ở DHU lại rất đa dạng. Trường có các môn học như Lý luận văn hóa truyện tranh, Phương tiện truyền thông nghệ thuật, Lý luận thời trang... Đồng thời nội dung cũng gắn liền với chuyên môn có thể dễ dàng phát huy trong công việc sáng tạo nên sinh viên sẽ có sự hứng thú, giúp nâng cao năng lực sáng tạo của mỗi sinh viên. Ngay cả những bộ môn tưởng như không liên quan gì đến công việc sáng tạo cũng ẩn chứa những mầm mống của ý tưởng. Để có thể truyền tải được những ý tưởng nảy sinh khi học các môn học văn hóa, sinh viên càng phải nâng cao kỹ thuật và năng lực thể hiện của bản thân. Và đó chính là nguồn gốc để công việc sáng tạo kéo dài liên tục 10 hay 20 năm sau nữa.